Đây là đề tài được đánh giá là vấn đề muôn thuở giữa các cặp vợ chồng với rất nhiều luồng ý kiến trái chiều nhau, từ thái cực "tiền ai ấy sài" đến thái cực "công khai minh bạch, tập trung dân chủ" và ai cũng nêu lý do có vẻ hợp lý để bảo vệ quan điểm của mình.

Vậy trên quan điểm của 1 gia đình có sự hiểu biết về quản lý tài chính cá nhân và có mơ ước sớm đạt đến sự tự do tài chính thì đâu là mô hình phù hợp?

“Người giàu có nhất thành Babylon” là một cuốn sách hấp dẫn, giới thiệu về cách tiết kiệm, buôn bán và làm giàu của người dân cổ xưa thành Babylon. Những phương cách làm giàu này vẫn còn giá trị hữu ích đối với giới kinh doanh, buôn bán ngày nay, đặc biệt là các kỹ năng quản lý tiền. Dẫu biết rằng bạn đọc đều có thể tìm mua quyển sách này ở bất kỳ hiệu sách nào hoặc có thể tìm đọc ở nhiều nơi trên Web, nhưng vì nội dung của nó quá hay và thiết thực đối với hoạt động quản lý tiền, quản lý tài chính cá nhân mà Blog đang theo đuổi nên Linye cũng muốn trích lại 1 chương trên Blog của mình để bạn đọc có thể dễ dàng tham khảo. Nếu bạn đọc nào chưa đọc quyển này thì nên tìm mua 1 quyển để gối đầu. Còn nếu bạn nào đã biết rồi thì chắc cũng không ngại đọc lại Chương "Bảy cách chữa trị một túi tiền trống rỗng" mà Linye sẽ trích lại sau đây. Linye cho rằng đây là những lời khuyên về quản lý tiền bạc rất thực tế và phù hợp với mọi hoàn cảnh để "cứu lấy túi tiền" của bạn.

Là người quan tâm đến tiền bạc của mình, ắt hẳn bạn đã từng tìm kiếm và thấy rằng hiện tại trên thị trường có rất nhiều phần mềm hỗ trợ quản lý, cập nhật các khoản thu chi cá nhân , gia đình như phần mềm AceMoney, Quicken Deluxe, Microsoft Money Deluxe, TurboCASH... Đa số các phần mềm này là của nước ngoài nên thật sự không phù hợp với cách chi tiêu của người Việt từ giao diện cho đến cách thức cập nhật. Gần đây, một số công ty phần mềm Việt cũng đã bắt đầu cho ra đời một số phần mềm tài chính gia đình. Tuy nhiên, những phần mềm này vẫn được đánh giá là khó dùng và có vẻ như không được các công ty phát triển ra nó coi trọng.

quan ly dong tien ca nhan
Trước khi bắt tay vào công việc "quản lý tiền", Linye muốn nhắc lại một số quan niệm cơ bản ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến hoạt động chi tiêu và cách thức quản lý tiền bạc của bạn. Đó là các khái niệm về tài sản, tiêu sản và triết lý 3 ống heo giữ tiền mà Robert Kiyosaki đã đề cập trong loạt sách "Rich Dad - Poor Dad" (đã được xuất bản tại Việt Nam với tựa đề "Dạy con làm giàu").
Đồ thị bên cạnh mô tả dòng tiền của bạn. Bạn dùng nguồn thu nhập để trang trải cho các khoản phi phí của mình. Lượng tiền còn dư lại (nếu có), bạn sẽ làm gì? Mua tài sản hay tiêu sản?

Không khác gì doanh nghiệp, mỗi cá nhân, gia đình cũng giống như một chủ thể kinh tế, cũng có thu nhập, chi tiêu, đầu tư... cũng có các mục tiêu trong ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, cũng phải đối mặt với những rủi ro trong cuộc sống. Trong khi doanh nghiệp lúc nào cũng có hệ thống sổ sách kế toán ghi chép, thống kê và các công cụ quản trị về mặt tài chính doanh nghiệp để đảm bảo hiệu quả hoạt động thì ít có cá nhân, gia đình có điều kiện, kinh nghiệm hoặc ít nhất là hiểu biết về quản lý tài chính cá nhân để kiểm soát tình hình tài chính của bản thân, gia đình.

Theo wikipedia, tài chính cá nhân là ứng dụng những nguyên tắc tài chính vào những quyết định về tiền bạc của một cá thể hoặc một gia đình. Nó chỉ ra phương thức để những cá thể/ gia đình đó hoạch định ngân sách, tiết kiệm, kiếm tiền và tiêu tiền theo thời gian, có tính toán đến những rủi ro về tài chính và những kế hoạch trong cuộc sống tương lai. Nói nôm na là những hoạt động có liên quan đến tiền của bạn để giúp bạn đạt được các mục tiêu mong ước tương lai.